[GIÁO ÁN TOÁN 10-KNTT]- BÀI 3: BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN

TÓM TẮT NỘI DUNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nhận biết bất phương trình bậc nhất hai ẩn.

- Biết  biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn trên mặt phẳng tọa độ.

- Vận dụng kiến thức về bất phương trình bậc nhất hai ẩn vào giải quyết bài toán thực tiễn.

2. Năng lực

 - Năng lực tư duy và lập luận Toán học: xuyên suốt bài học

- Năng lực giải quyết vấn đề Toán học: Biết tiếp nhận câu hỏi, bài tập có vấn đề hoặc đặt ra câu hỏi. Phân tích được các tình huống trong học tập.

- Năng lực tự mô hình hóa Toán học: Thông qua các bài toán thực tiễn (bài toán tình huống mở đầu vé xem phim, bài toán chi phí thuê xe…)

- Năng lực giao tiếp Toán học: Tiếp thu kiến thức trao đổi học hỏi bạn bè thông qua hoạt động nhóm; có thái độ tôn trọng, lắng nghe, có phản ứng tích cực trong giao tiếp.

3. Phẩm chất 

- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác. Tư duy các vấn đề toán học một cách lôgic và hệ thống. 

- Chủ động phát hiện, chiếm lĩnh tri thức mới, biết quy lạ về quen, có tinh thần trách nhiệm hợp tác xây dựng cao.

- Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.

- Năng động, trung thực sáng tạo trong quá trình tiếp cận tri thức mới ,biết quy lạ về quen, có tinh thần hợp tác xây dựng cao.

- Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 

    - Kiến thức về bất phương trình bậc nhất và cách vẽ đường thẳng có dạng .    

    - Máy chiếu.

    - Bảng phụ, phấn, thước kẻ.

    - Phiếu học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :     

1.HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU 

a) Mục tiêu: Tiếp cận với bài toán quy hoạch tuyến tính  đơn giản để hình thành kiến thức mới.

b) Nội dung: GV hướng dẫn, tổ chức học sinh tìm tòi các kiến thức mới liên quan bài học.

H1- Giáo viên giới thiệu bài toán thực tế có liên quan đến sự tối ưu để khơi gợi cho học sinh sự tò mò, khám phá vấn đề.

H2- Giáo viên hướng dẫn lời giải phần đầu cho học sinh để học sinh có sự hình thành kiến thức về dạng của bất phương trình bâc nhất hai ẩn, cũng như tìm ra cách gọi ẩn số, biểu diễn các ẩn theo giả thiết đã cho.

c) Sản phẩm: 

Câu trả lời của HS

L1- Học sinh chú ý lắng nghe, theo dõi và ghi chép các kiến thức mới..

L2- Học sinh trả lời từng ý theo sự hướng dẫn của giáo viên để viết ra được một dạng biểu thức có chứa hai ẩn (có thể có học sinh biết câu trả lời và cũng có học sinh không trả lời được đáp án).

d) Tổ chức thực hiện: 

*) Chuyển giao nhiệm vụ : GV giới thiệu một bài toán thực tế về sự tối ưu trong lĩnh vực kinh tế.A large group of people in a theater

Description automatically generated with low confidence

Bài toán: Nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi 1-6, một rạp chiếu phim phục vụ các khán giả một bộ phim hoạt hình. Vé được bán ra có hai loại:

Loại 1 (dành cho trẻ từ 6 – 13 tuổi): 50.000 đồng/vé

Loại 2 (dành cho người trên 13 tuổi): 100.000 đồng/vé

Người ta tính toán rằng, để không phải bù lỗ thì số tiền vé thu được ở rạp chiếu phim này phải đạt tối thiểu 20 triệu đồng.

Hỏi số lượng vé bán được trong những trường hợp nào thì rạp chiếu phim phải bù lỗ?

*) Thực hiện:  HS lắng nghe, theo dõi, ghi chép.  

*) Báo cáo, thảo luận:  

Gọi là số vé loại 1 bán được và là số vé loại 2 bán được.

- GV hướng dẫn học sinh hình thành kiến thức bằng cách gọi ra các ẩn phù hợp cho bài toán, hướng dẫn học sinh biểu diễn các ẩn theo các giả thiết đã biết để học sinh có sự hình thành kiến thức về dạng của bất phương trình bậc nhất hai ẩn.

-  Các học sinh khác nhận xét, bổ sung để hoàn thiện câu trả lời.

Câu trả lời:  Ta có biểu thức tính số tiền bán vé thu được là

*) Đánh giá, nhận xét, tổng hợp: 

- GV đánh giá thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tổng hợp kết quả.

- Dẫn dắt vào bài mới.

 Đặt vấn đề: Dạng của bất phương trình bậc nhất hai ẩn là gì?

Cách biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn.

2.HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

I. BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN

a) Mục tiêu: Nắm được khái niệm bất phương trình bậc nhất hai ẩn, nhận dạng được bất phương trình bậc nhất hai ẩn và xác định được nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn

b) Nội dung: Đọc sách giáo khoa và trả lời các câu hỏi sau

H1: Các số nguyên không âm phải thỏa mãn điều kiện gì để số tiền bán vé thu được đạt tối thiểu 20 triệu đồng?

H2: Nếu số tiền bán vé thu được nhỏ hơn 20 triệu đồng thì thỏa mãn điều kiện gì?

H3: Nêu khái niệm bất phương trình bậc nhất hai ẩn và nghiệm của nó. Cho ví dụ minh họa.

c) Sản phẩm:

L1: Ta xác định sao cho biểu thức hay .

L2: Ta xác định sao cho biểu thức hay .

L3: BPT bậc nhất hai ẩn có dạng tổng quát là: trong đó .

Nghiệm của bất phương trình là cặp số sao cho khi thay vào bất phương trình ta được một mệnh đề đúng .

Ví dụ: Bất phương trình bậc nhất hai ẩn có một nghiệm là .

d) Tổ chức thực hiện

Chuyển giao

GV: Cho học sinh đọc sách giáo khoa, nêu câu hỏi. 

HS: Đọc sách giáo khoa và trả lời các câu hỏi.

Thực hiện

Cá nhân học sinh thực hiện.

Giáo viên theo dõi, hướng dẫn và gọi học sinh lên bảng trình bày.

Báo cáo thảo luận

Học sinh trả lời câu hỏi

L1: Ta có biểu thức tính số tiền bán vé thu được là

Để số tiền bán vé thu được đạt tối thiểu 20 triệu đồng thì các số nguyên không âm phải thỏa mãn điều kiện 

hay .

Học sinh khác nhận xét.

L2: Nếu số tiền bán vé thu được nhỏ hơn 20 triệu đồng thì thỏa mãn điều kiện hay .

Học sinh khác nhận xét.

L3: BPT bậc nhất hai ẩn có dạng tổng quát là: trong đó .

Nghiệm của bất phương trình là cặp số sao cho khi thay vào bất phương trình ta được một mệnh đề đúng .

Ví dụ: Bất phương trình bậc nhất hai ẩn có một nghiệm là .

Giáo viên theo dõi học sinh thực hiện.

Đánh giá, nhận xét, tổng hợp

Giáo viên nhận xét bài làm và các ý kiến phát biểu của tất cả học sinh.

Giáo viên chốt kiến thức: Bất phương trình bậc nhất hai ẩn và nghiệm.

Giáo viên chuyển ý vào phần Biểu diễn miền nghiệm.


Đánh giá hoạt động này bằng BẢNG KIỂM vào thời điểm hoàn thành nội dung, tại lớp học. 

NỘI DUNG

YÊU CẦU

XÁC NHẬN

Có 

Không 

Nhận dạng bất phương trình bậc nhất hai ẩn

Nhận dạng được bất phương trình bậc nhất hai ẩn



Biết cho ví dụ về bất phương trình bậc nhất hai ẩn



Nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn

Nhận biết được nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn



Chỉ ra được nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn




Luyện tập cho HĐ thông qua Phiếu học tập (Slide trình chiếu)

Câu 1: Bất phương trình nào sau đây là bất phương trình bậc nhất hai ẩn?

…………………………………………………………………………………………………………………………………


XEM TRƯỚC BẢN ĐẦY ĐỦ  

  • Nếu bạn nhận thấy Tài liệu, Sách trên website hữu ích có thể ủng hộ TAILIEUVIP.NET để có thêm động lực và kinh phí duy trì website. Số tài khoản: 5604205071729 (Ngân hàng AGRIBANK)-Chủ tài khoản: LAM THI BACH
  • Tài liệu, sách được chia sẻ trên website được sưu tầm từ nhiều nguồn.Nếu bạn là tác giả hoặc nắm giữ bản quyền, không muốn chia sẻ công khai, hãy liên hệ để TAILIEUVIP.NET ngay lập tức gỡ xuống.
  • Đăng nhận xét

    Cùng chuyên mục