[tóm tắt Sách]-Những Kẻ Xuất Chúng (Malcolm T. Gladwell)
![]() |
Cuốn sách Outliers: The Story of Success cung cấp cho chúng ta một cách nhìn khác và toàn diện hơn về nguyên nhân thành công của những người xuất chúng. Những yếu tố mà chúng ta thường biết như chỉ số thông minh, tài năng, sự quyết tâm… chỉ mới lý giải cho 50% sự thành công của họ. 50% còn lại nằm ở những yếu tố hoàn toàn khác và tưởng chừng không liên quan như: hoàn cảnh gia đình, nền tảng giáo dục của gia đình và trường học, môi trường sống, hoàn cảnh sống, truyền thống và di sản họ nhận được, các cơ may đến với họ và đặc biệt là số giờ làm việc, luyện tập cho chuyên môn nghề nghiệp của mình. |
[1].Tài năng bị lãng phí và hiệu ứng Matthew giúp củng cố, phát triển những tài
năng may mắn
Khi
xem kỹ danh sách các thành viên đội bóng khúc côn cầu Meducune Hat – thuộc giải
Major Junior A của Canada – người ta thấy có đến 17 trong tổng số 25 cầu thủ trẻ
được sinh từ tháng Một đến tháng Tư của năm.
Điều
gì đã xảy ra với các cầu thủ sinh vào những tháng còn lại? Lý do hết sức đơn giản:
Ở Canada, việc ngắt ngày để tuyển chọn cho môn khúc côn cầu theo lứa tuổi là
ngày 1 tháng Một hàng năm. Những đứa bé lên 10 tuổi vào các tháng Một, Hai, Ba
sẽ được chọn dự tuyển cùng với những đứa bé khác sinh vào tháng Mười, Mười một,
Mười hai trong năm. Ở tuổi vị thành viên, việc chênh lệch mấy tháng tuổi cũng
có thể tạo nên sự khác biệt to lớn về mức độ trưởng thành thể chất của các em.
Chính
vì thế, các em sinh vào các tháng Một, Hai, Ba – lớn hơn, biết cách phối hợp
hơn – thường được chọn sau những cuộc thi tuyển này. Và khi đó, những cầu thủ
trẻ này sẽ được huấn luyện tốt hơn, có đồng đội giỏi hơn, được thi đấu giải và
cọ xát nhiều hơn so với các em không được chọn. Vì thế khi lên đến 13, 14 tuổi
– tuổi dự thi vào giải Major Junior A – khoảng cách năng lực thi đấu giữa các cầu
thủ này và các cầu thủ sinh vào các tháng cuối năm (từ tháng Năm đến tháng Mười
hai) lại càng khác biệt.
Điều
đó giải thích tại sao có nhiều tuyển thủ trẻ sinh từ tháng Một đến tháng Tư
trong các đội tuyển Major Junior A của Canada. Rõ ràng những tài năng nhí sinh
vào các tháng đầu năm đã có một cơ may – được lựa chọn và phát triển – hơn hẳn
các bạn đồng trang lứa sinh vào các tháng khác.
Trường
hợp tương tự cũng xảy ra ở môn bóng chày của Mỹ. Do ngày tuyển chọn rơi vào cuối
tháng Bảy, nên số tuyển thủ tài năng sinh vào tháng Tám được chọn vào các giải
chủ chốt luôn nhiều so với các tháng khác. Ở môn bóng đá của Anh, do ngày tuyển
chọn là 1 tháng Chín, nên số tuyển thủ sinh từ tháng Chín đến tháng Mười một lại
chiếm đa số.
Hai
nhà kinh tế học – Kelly Bedard và Elizabeth Dhuey – đã xem xét mối quan hệ giữa
tháng sinh và điểm thi môn toán của học sinh theo dữ liệu của TIMSS(6), chương
trình kiểm tra diễn ra bốn năm một lần tại nhiều nước trên thế giới. Họ nhận thấy
rằng ở các em học sinh lớp Bốn, những em tháng tuổi lớn hơn có điểm số cao hơn
khoảng 4-12% so với những em còn lại. Với hai em có trí tuệ hoàn toàn ngang
nhau thì em có ngày sinh gần ngày thi nhất đạt được tới 80% điểm số, còn em có
ngày sinh xa ngày thi nhất chỉ có thể đạt 68% – một điểm khác biệt khá lớn đủ để
loại em nhỏ tuổi ra khỏi những chương trình phát triển tài năng.
Ở
những ví dụ trên, sự lựa chọn “thiên vị” – dù khách quan – đã làm sai lệch kết
quả lựa chọn tài năng. Những tài năng may mắn được lựa chọn có nhiều điều kiện
tốt hơn để trở nên tài giỏi hơn.
Nhà
xã hội học Robert Merton đã gọi hiện tượng thiên lệch này là hiệu ứng Matthew,
phỏng theo lời dạy trong Kinh thánh: “Phàm ai đã có sẽ được cho thêm và
dư thừa; còn ai không có sẽ bị lấy đi.” Những người thành công sẽ có
nhiều cơ hội để thành công hơn, những người giàu sẽ được giảm thuế nhiều nhất,
những sinh viên giỏi nhất sẽ nhận được sự quan tâm và dạy dỗ tốt nhất.
Trong
những ví dụ trên, các tài năng được lựa chọn sẽ được dạy dỗ, rèn luyện và có
thêm nhiều điều kiện thuận lợi khác để trở nên tài giỏi hơn. Còn những tài năng
không được lựa chọn thì ngày càng bị mai một.
Do
đó, những tổ chức tìm kiếm tài năng, những nhà hoạch định tương lai cần phải
phát triển những cách lựa chọn khoa học và công bằng nhằm giảm tối đa các lựa
chọn thiên vị chủ quan và không lãng phí tài năng.
[2].Quy tắc 10.000 giờ – Không thể xuất
chúng nếu không có đủ 10.000 giờ làm việc.
Đầu
những năm 1990, nhà tâm lý học K. Anders Ericsson cùng hai đồng nghiệp tại Học
viện Âm nhạc Berlin đã tiến hành nghiên cứu về tài năng của các sinh viên ngành
violin.
Họ
phân các sinh viên này thành ba nhóm: nhóm đầu tiên gồm các sinh viên có tiềm
năng trở thành nghệ sĩ solo đẳng cấp thế giới, nhóm thứ hai là các sinh viên được
đánh giá tốt, nhóm thứ ba chơi không tốt và có ý định trở thành giáo viên âm nhạc
trong hệ thống trường công.
Các
nhà nghiên cứu đã tìm ra điểm khác biệt đặc trưng của ba nhóm này, đó là số giờ
luyện tập của họ. Các sinh viên trong nhóm thứ nhất trung bình luyện tập 10.000
giờ, nhóm thứ hai 8.000 giờ và nhóm thứ ba là 4.000 giờ.
Ông
Ericsson và đồng nghiệp cũng tìm ra kết quả tương tự đối với các nghệ sĩ dương
cầm chuyên nghiệp. Để vào được một trường âm nhạc đỉnh cao, tất cả các nghệ sĩ
tiềm năng đều phải đạt mức tài năng cần thiết. Và để thành công vượt bậc, tức
là trở thành nghệ sĩ trình diễn chuyên nghiệp, họ phải đạt ít nhất 10.000 giờ
luyện tập. Nếu không đủ 10.000 giờ luyện tập thì dù nghệ sĩ đó có tài năng đến
đâu cũng không thể trở thành chuyên nghiệp.
Nhiều
nghiên cứu khác về những người xuất chúng trong các lĩnh vực như soạn nhạc,
bóng rổ, viết tiểu thuyết, trượt băng, cờ vua và cả những tên tội phạm lão luyện…
đã cho con số 10.000 giờ luyện tập giống nhau đến kinh ngạc. Để một người đạt đến
cấp độ tinh thông và có khả năng trở thành chuyên gia đẳng cấp thế giới trong bất
kỳ lĩnh vực nào, họ cần nỗ lực ít nhất 10.000 giờ.
Bill
Joy – được ví như Edison của Internet – là một trong những người có ảnh hưởng
nhất trong lịch sử ngành máy tính hiện đại. Ông là người đồng sáng lập công ty
Sun Microsystem và viết lại phần mềm Unix và Java. Trước khi tỏa sáng, Bill Joy
đã có cơ hội được luyện tập lập trình tại trường Michigan và sau đó là
Berkeley. Năm 1971, nhờ học tại trường Michigan, nơi có hệ thống máy tính hiện
đại và phát hiện được lỗi tính tiền của hệ thống này, Bill Joy – chàng sinh
viên giỏi toán – đã có cơ hội thực hành ngày đêm. Ông xác định tổng số giờ mình
tập lập trình là khoảng 10.000 giờ đồng hồ.
Ban
nhạc Beatles của Anh – một trong những ban nhạc rock nổi danh nhất thế giới –
nhờ cơ may nhận được hợp đồng biểu diễn tại Hamburg, Đức – nơi các ban nhạc phải
biểu diễn dài hơi – nên họ đã có cơ hội luyện tập và biểu diễn nhiều giờ liền.
Trước khi thật sự tỏa sáng vào năm 1964, Beatles đã biểu diễn 1.200 buổi, mỗi
buổi từ 5 đến 6 tiếng. Số giờ diễn này vượt xa hầu hết các ban nhạc khác, giúp
cho Beatles thật sự lột xác trở thành một trong những ban nhạc được yêu thích
nhất thế giới.
Người
ta đã kể lại, thậm chí thêu dệt nhiều câu chuyện về thành công kiệt xuất của
Bill Gates, nhưng không phải ai cũng biết một trong những yếu tố quan trọng quyết
định thành công của ông và Microsoft chính là: Bill Gates cũng trải qua 10.000
giờ đồng hồ lập trình trước khi thành lập công ty phần mềm Microsoft. Nhờ điều
kiện gia đình và những cơ may tình cờ mà Bill Gates đã được lập trình trên máy
tính trong 5 năm liên tục – từ lớp Tám cho đến lớp cuối trung học. Và cho đến
khi rời Đại học Harvard để bắt tay thành lập công ty phần mềm của mình, ông đã
có hơn 10.000 tiếng đồng hồ lập trình. Bill Gates xác nhận đó là một cơ may to
lớn, và cho rằng chỉ có khoảng 50 thanh thiếu niên trên thế giới trải qua
10.000 giờ lập trình khi còn trẻ.
Dù
có giỏi giang và tài năng đến đâu, không ai có thể đi đường tắt đến sự xuất
chúng hay thành công rực rỡ. Con đường mà tất cả những người muốn thành công phải
trải qua là 10.000 giờ tập luyện, không thể ngắn hơn.
Những
người xuất chúng có được 10.000 giờ luyện tập không chỉ nhờ vào niềm đam mê to
lớn, tinh thần làm việc hăng say của họ mà còn nhờ vào những cơ hội đặc biệt. Nếu
không được mời biểu diễn tại Hamburg, ban nhạc Beatles đã không có cơ hội tập
luyện nhiều và thành công. Bill Gates cũng đã thừa nhận mình có một cơ may lạ
thường khi chuyển đến học tại trường tư Lakeside, một nơi hiếm hoi có câu lạc bộ
máy tính vào thời điểm đó. Nhờ vậy mà Gates, một học sinh lớp Tám, đã có cơ hội
làm việc nhiều hơn với máy tính nhằm thỏa mãn đam mê lập trình của mình.
[3].Thời thế tạo anh hùng – Vận may của
những người xuất chúng
Danh
sách 75 người giàu nhất trong hàng nghìn năm lịch sử nhân loại – bắt đầu từ
John D.Rockefeller với tổng tài sản ước tính hiện nay là 318,3 tỉ đô-la Mỹ.
Bill Gates xếp thứ 37 với 58 tỉ, Warren Buffett thứ 41 với 52,4 tỉ, còn Thái tử
Al-Walled bin Talal xếp thứ 75 với 29,5 tỉ đô-la – danh sách này có đến 45 người
Mỹ, nhưng có đến 14 người được sinh ra trong khoảng thời gian từ năm 1831 đến
1840. Tại sao lại thế? Vào những năm 1860 và 1870, nền kinh tế Mỹ đã trải qua
cuộc chuyển đổi vĩ đại trong lịch sử. Các tuyến đường sắt được xây dựng, phố
Wall – thị trường tài chính – trỗi dậy, ngành sản xuất công nghiệp phát triển mạnh,
những quy luật chi phối nền kinh tế truyền thống bị phá vỡ và được sáng tạo lại.
Những người sinh vào cuối thập niên 1840 quá trẻ để lắm lấy cơ hội này. Còn những
người sinh vào những năm 1820 thì đầu óc lại quá “già” vì bị ảnh hưởng bởi mô
thức của nước Mỹ thời tiền Nội chiến. Cơ hội quý báu này vừa vặn dành cho những
người sinh vào khoảng thời gian 1831 – 1840. Trong chín năm ấy, có hàng triệu
người được sinh ra, nhưng chỉ những người tài năng và có tầm nhìn tốt mới tận dụng
được cơ hội hiếm hoi này.
Năm
1975, tạp chí Popular Electronics công bố sự ra đời của máy
tính điện tử cá nhân – đánh dấu một sự kiện cách mạng trong ngành công nghệ
thông tin của thế giới. Thế hệ nào sẽ được hưởng lợi từ cơ hội lớn này? Đó
không phải là những người tài trong độ tuổi 30-40. Họ đã yên vị với những vị
trí khá vững chắc và đầu óc họ cũng không còn chỗ cho những phát minh công nghệ
mới mẻ. Những tài năng trung học cũng không thể làm được gì lớn lao ở tuổi đó.
Thích hợp nhất để nắm bắt cơ hội công nghệ thông tin này là những người đang độ
20 vào năm 1975. Đó là Bill Gates (1955), Paul Allen (1953), Steve Ballmer
(1956) của Microsoft, Steve Jobs (1955) của Apple, Eric Schmidt (1955) của
Novell và Google hay Bill Joy (1954) của Sun Microsystems…
Joseph
Flom – một người Mỹ gốc Do Thái – đã được trường Harvard chấp nhận cho theo học
ngành luật nhờ một bức thư đầy thuyết phục. Tuy có tư duy luật xuất sắc, thành
tích tốt nhất trường nhưng ông vẫn không kiếm được việc tại các công ty luật
kiêu hãnh ở phố Wall, nơi có những luật sư đại diện cho các tập đoàn lớn danh
tiếng. Vì thế, ông đã đồng sáng lập công ty luật Skadden. Trong nhiều năm,
Joseph Flom và Skadden – công ty của các luật sư gốc Do Thái – không hội nhập
được với thế giới luật sư danh tiếng chuyên mang giày trắng(7) ở phố Wall.
Những công việc mà công ty nhận được vào những năm 1950 – 1960 là các vụ tranh
chấp và đấu tranh ủy quyền (proxy fights) mà các hãng luật giày trắng chê không
thèm nhận.
Cho
đến năm 1970, các thương vụ thôn tính sát nhập mới trở nên phổ biến và nhu cầu
pháp lý cũng thành danh giá. Lúc đó, các hãng luật giày trắng mới bắt đầu tham
gia vào thị trường này trong khi Joseph Flom và công ty Skadden của ông đã tiến
những bước rất xa.
Càng
có kinh nghiệm, công ty của Joseph Flom lại càng có cơ hội nhận thêm nhiều vụ
kiện. Họ thành công rực rỡ và trở thành hãng luật danh tiếng bậc nhất thế giới.
Hoàn cảnh khó khăn ban đầu đã biến thành vận hội lớn cho Joseph Flom và công ty
luật của ông. Quan trọng là Joseph Flom đã sẵn sàng nắm bắt cơ hội và biến bản
thân mình từ một người bình thường thành kẻ xuất chúng.
[4].Trí thông minh phân tích (IQ) chỉ là
điều kiện cần
Các
nhà khoa học đã tìm ra mối liên hệ giữa chỉ số IQ và sự thành công của một người.
IQ càng cao, người đó càng có nhiều khả năng để thành công. Thế nhưng, mối quan
hệ này chỉ có ý nghĩa đến ngưỡng 120. Khi người nào đó đã đạt mức IQ 120 dù thì
có thêm vào một số điểm hay nhiều điểm IQ vượt trội nữa cũng không chuyển hóa
thành bất kỳ ưu thế nào. Một nhà khoa học với chỉ số IQ 130 có khả năng giành
giải Nobel tương đương một đồng nghiệp có IQ 180. Và nếu có chỉ số thông minh
cao nhưng không có những điều kiện “đủ” cũng chưa chắc sẽ thành công.
Vào
năm 2008, Christopher Langan là người có chỉ số thông minh IQ cao nhất nước Mỹ.
Chỉ số IQ của anh là 195, trong khi đó của nhà bác học thiên tài Einstein là
150. Anh vượt qua bài thử thách IQ dành cho những người thông minh nhất với duy
nhất một câu sai.
Trong
chương trình truyền hình Đấu trường 100, anh tự tin đấu trí với 100
người còn lại. Với những câu trả lời điềm tĩnh, gọn gàng, quả quyết, anh đã thắng
hết câu này đến câu khác. Đến khi đạt đến mức thưởng 250.000 đô-la Mỹ, anh đột
ngột dừng cuộc chơi. Bộ óc trí tuệ của anh đã tính được xác suất thắng thua
trong câu hỏi kế tiếp, nên anh đã quyết định dừng và chia tay cuộc chơi ở đỉnh
cao. Tuy vậy, ngoài việc phô diễn, trình bày và kiếm tiền bằng trí thông minh của
mình, Christopher Langan không phải là người thành công trong cuộc sống, càng
không phải là người xuất chúng. Anh là chủ một trang trại ngựa ở một vùng nông
thôn.
Vậy
điều gì đã ngăn cản Christopher Langan thành công? Anh sinh ra trong một gia
đình nghèo khổ, cơ cực và không được dạy dỗ một cách chu đáo như nhiều đứa trẻ
khác. Gia đình và môi trường sống của anh chỉ dạy cho anh cách sống kiềm chế,
thu mình chứ không dạy anh quyền được làm, được theo đuổi sở thích cá nhân và
chủ động kiểm soát những mối tương tác xung quanh. Trí thông minh phân tích
(IQ) của Christopher Langan cao bao nhiêu thì trí thông minh thực tiễn của anh
thấp bấy nhiêu.
Theo
nhà tâm lý học Robert Sternberg, trí thông minh thực tiễn là năng lực “biết
nói điều gì, nói với ai, khi nào, và nói như thế nào để đạt hiệu quả tối đa”.
Christopher Langan hầu như không có khả năng giao tiếp, thuyết phục người khác
và hầu như phải làm mọi việc một mình mà không nhận được sự trợ giúp.
Cũng
có trí thông minh phân tích ngang với Christopher Langan, nhưng câu chuyện về
Robert Oppenheimer – nhà vật lý người Mỹ góp phần phát minh ra bom nguyên tử
cho Mỹ trong Thế chiến II – lại hoàn toàn khác. Ông sinh ra trong một gia đình
giàu có, và được gia đình áp dụng phương pháp giáo dục nuôi dạy phối hợp
(converted cultivation).
Ngoài
trí thông minh phân tích, ông còn sở hữu trí thông minh thực tiễn ở mức rất
cao. Nhờ vậy, ông có đủ bản lĩnh để vượt qua những nghịch cảnh trong cuộc sống ở
độ tuổi thanh niên. Đến tuổi trung niên, với tài năng và hai loại thông minh ở
mức cao của mình, ông đã thuyết phục được Leslie Groves(8) tuyển vào vị
trí Trưởng bộ phận nghiên cứu bom nguyên tử và đạt được thành công rực rỡ.
[5].Vậy cuối cùng, điều gì đã tạo nên những
người xuất chúng?
Vận may: Đối với những tài năng nhí thì đó là vận
may được sinh vào các tháng Một, Hai, Ba. Đối với 14 tỉ phú người Mỹ là vận may
được sinh trong khoảng thời gian từ năm 1831 đến 1840. Đối với Bill Gates là vận
may được được sinh vào đúng giai đoạn 1955-1975 và được học đúng trường
Lakeside. Đối với ban nhạc Beatles là vận may được mời biểu diễn tại Hamburg. Đối
với luật sư Joseph Flom là vận may đến từ làn sóng thôn tính và sát nhập doanh
nghiệp.
Nơi xuất thân: Những cầu thủ tài
năng, Bill Gates và Robert Oppenheimer được sinh ra trong những gia đình có điều
kiện và được thừa hưởng nền giáo dục tốt, được phát triển trong một môi trường
thuận lợi hơn nhiều người khác.
Trí
thông minh giao tiếp và các kiến thức, kỹ năng khác mà những người xuất
chúng được thừa hưởng từ sự giáo dục có định hướng từ gia đình.
Làm việc ít nhất 10.000 giờ: Những người xuất
chúng có cơ hội và niềm say mê luyện tập, làm việc ít nhất 10.000 giờ đồng hồ
cho chuyên môn của mình.
Đăng nhận xét